Những điều cần biết về dao phay mặt đầu, cách tính chế độ cắt phù hợp

Ảnh-dao-phay-mặt-đầu-cơ-bản

Dao phay mặt đầu là gì?

Dao phay mặt đầu là loại dao dùng để gia công bề mặt phôi, trục dao vuông góc với bề mặt gia công. Dao thường được dùng để gia công thô (phay phá), gia công mặt phẳng trước khi gia công tinh sản phẩm.

Phay mặt là nguyên công phay phổ biến nhất và có thể được thực hiện bằng nhiều loại công cụ khác nhau. Dao phay có góc 45º, 90º được sử dụng thường xuyên nhất, ngoài ra còn có góc dao 43º, 48º,… nhưng không được sử dụng phổ biến.

Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng dao phay ngón hợp kim nhưng kết quả bề mặt sẽ khác khi chúng ta sử dụng dao phay mặt đầu.

Có những loại mảnh dao phay loại tròn, mảnh dao phay loại vuông, mảnh dao phay hình bát giác đều,… và dựa vào từng điều kiện của sản phẩm, yêu cầu hàng hóa mà chúng ta sẽ lựa chọn dao phay mặt đầu phù hợp với từng điều kiện nhất định.

Ảnh-dao-phay-mặt-đầu-cơ-bản
Hình 1: Ảnh dao phay mặt đầu cơ bản

Các chế độ làm việc của dao phay mặt đầu:

  • General face milling.
  • High feed milling.
  • Heavy duty face milling.
  • Finishing with wiper inserts.

Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn chúng ta chọn dao phay mặt đầu phù hợp cho quá trình vận hành để đạt năng suất tối ưu chúng ta hãy xem thông tin về lựa chọn dụng cụ bên dưới đây để có cái nhìn khái quát nhất.

Phân loại dao phay mặt đầu:      

Dao phay mặt đầu phân loại theo 2 dạng: Dao phay mặt đầu nguyên khối và dao phay mặt đầu gắn mảnh hợp kim.

Dao mặt đầu nguyên khối thường được sản xuất nguyên khối vật liệu dựa trên các yêu cầu đặt biệt mà dao phay mặt đầu ghép mảnh không đáp ứng được như góc độ tiếp xúc giữa dao phay mặt đầu và phôi, góc thoát phoi, lỗ cốt để bắt ốc giữ dao phay mặt đầu và BT,…

Dao-phay-mat-dau-nguyen-khoi
Hình 2: Dao phay mặt đầu nguyên khối.

Dao mặt đầu gắn mảnh hợp kim là loại được cấu tạo dựa trên một dao phay mặt đầu( lựa chọn các đường kính như D50, D63, D100,..) và số lượng mảnh dao phay được gắn trên đó, tùy loại dao phay mà mình chọn mảnh dao phay phù hợp với sản phẩm cần được gia công để tối ưu nhất.

Ngày nay, dòng dao phay gắn mảnh hợp kim trở nên phổ biến vì dễ sử dụng và đa dạng mẫu mã, chủng loại. Khi mảnh dao phay mòn ta chỉ cần thay thế mảnh hợp kim là có thể sử dụng tiếp tục đến khi dao phay mặt đầu trở nên mòn và phải thay thế.

Dao-phay-mat-dau-ghep-manh
Hình 3: Dao phay ghép mảnh

Cách chọn dao phay mặt đầu phù hợp:

Lực cắt trong quá trình gia công mặt đầu:

Lực cắt( F) cần được xem xét kĩ càng trước khi chúng ta lựa chọn cán dao phay mặt đầu tốt nhất cho một hoạt động chạy máy.

Góc dẫn của dao phay mặt đầu( 10-45-90˚) làm thay đổi hướng lực tác dụng cũng như lực cắt trong quá trình gia công.

Lực cắt có hướng trục, nghĩa là lực cắt hướng theo cả 2 trục( X và Z) và hướng tâm gần như bằng nhau.

Lực-cắt-trong-quán-trình-gia-công-mặt-đầu
Hình 4: Lực cắt trong quá trình gia công mặt đầu.

Góc dao của dao phay trong gia công:

Góc dao 10° đến 25°:

Gia công được bước tiến dao cao.

Đạt năng suất, hiệu quả cao.

Thuận lợi cho sự ổn định của trục chính nhờ lực dọc trục.

Dao-phay-mặt-đầu-góc-10-độ-đến-25-độ
Hình 5: Dao phay có góc dao 10° đến 25°

Góc dao 43° đến 48°( thường sử dụng 45°):

Loại dao phay được sử dụng phổ biến nhất.

Sự vận hành không ổn định( sự rung của máy) do phần nhô ra, nên sử dụng chiều dài dao phay lớn.

Dao-phay-mặt-đầu-góc-48-độ
Hình 6: Dao phay có góc dao 48°

Góc dao 70° đến 75°:

Cắt được ap( chiều sâu cắt) cao hơn của vết cắt với cùng kích thước I.C< trên mảnh dao phay.

Có lợi khi gá đặt các chi tiết, sản phẩm không được chắc chắn hoặc các chướng ngại vật khác không thể tránh khỏi trong quá trình chạy máy gia công.

Dao-phay-mặt-đầu-có-góc-khuất-71-độ
Hình 7: Dao phay có góc thoát 71°

Góc dao 80° đến 90° ( Thường sử dụng 90°):

Khả năng cắt ở độ sâu cao( ap lớn) với mảnh dao phay có I.C kích thước nhỏ.

Sử dụng cho các chi tiết có độ dày nhỏ, thành mỏng.

Tối ưu khi gia công cạnh thành bên của phôi.

Trường hợp cần gia công chi tiết vuông góc.

Tạo ra lực cắt xuyên tâm cao nên khi gia công cần lưu ý đến gá đặt và sự ổn định của máy gia công.

Dao-phay-mặt-đầu-có-góc-khuất-88-độ
Hình 8: Dao phay có góc thoát 88°

Ngoài các mảnh dao phay dạng vuông, hình chữ nhật, bát giác đều, mảnh dao phay dạng hình tròn( R4, R5, R6, R8, R10,..) cũng được sử dụng rộng rãi.( RDMT10T3, RDMT1204)

Mảnh dao phay dạng tròn được sử dụng rất rộng rãi và linh hoạt được dùng nhiều trong các xưởng gia công khuôn mẫu ngành nhựa, phá thô chi tiết, phay hốc lớn, đạt năng suất cao,..

Các đặc tính ưu điểm của mảnh dao phay dạng tròn mà chúng ta không quên kể đến như:

Hình dạng, kết cấu của mảnh dao phay dạng tròn là hình tròn, nên có thể xoay được 360°, gia công được nhiều lần. Có thể gia công thô bề mặt ở biên dạng 3D, gia công thô các hốc lớn, đạt hiệu quả, năng suất cao.

Dung sai lắp mảnh dao và cán không chênh lệch quá lớn.

Thiết kế gân bẻ phoi phù hợp và góc thoát phoi lớn nên lượng phoi lấy đi nhiều, đặt được năng suất cao.

Gia công được nhiều loại vật liệu có độ cứng cao như SKD11, thép có độ cứng 55HRC, stanless steel 304, gang cầu, gang xám,..

Gia công trong điều kiện có đường nước tưới nguội hoặc khí nén.

Tháo lắp đơn giản, có nhiều linh kiện để thay thế như cán dao, ốc bắt,..

Giá thành tương đối cạnh trạnh với các mảnh dao loại khác.

Dao-phay-mat-dau-gan-manh-kim-dang-tron
Hình 9: Dao phay gắn mảnh hợp kim dạng tròn.

Phay thuận và phay nghịch trong gia công mặt đầu:

Trong gia công mặt đầu chúng ta thường sử dụng phay thuận là nhiều( Climb milling), tuy nhiên có những trường hợp chúng ta nên phay nghịch( Conventional milling). Chúng ta cùng so sánh 2 kiểu khác nhau như nào.

Phay thuận( Climb milling):

Còn được gọi là phay xuống.

Trong khi gia công bàn máy tịnh tiến cùng hướng với chiều quay của dao.

Ưu điểm:

Phay xuống yêu cầu lực ít hơn so với phay lên.

Độ dày phoi tối đa ở lối vào của mảnh dao phay và tối thiểu ở lối ra của mảnh dao phay.

Phoi rơi ra phía sau đường tiến dao khi phay mặt đầu.

Phay thuận tạo ra lực cắt xuống dưới trong quá trình gia công, giúp cho phôi được kẹp chặt hơn và gá đặt phôi đơn giản hơn. Lực đi xuống cũng giảm được độ rung động và kêu của máy gia công khi cắt các chi tiết mỏng.

Phay thuận giúp kéo dài tuổi thọ của mảnh dao phay.

Việc loại bỏ phoi dễ dàng hơn với phay ngịch.

Nhược điểm:

Có thể làm mẻ dao do lực cắt ban đầu lớn, chiều dày cắt từ dày đến mỏng, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ máy.

Thích hợp khi gia công với máy mới do khử độ rơ trục chính tốt. Bàn máy được siết chặt.

Ứng dụng:

Được sử dụng cho quá trình phay tinh vì cải thiện được độ nhám bề mặt được tốt hơn phay nghịch, đạt năng suất cao hơn khi gia công với lượng dư nhỏ.

Mô-tả-gia-công-phay-thuận
Hình 10: Hình ảnh mô tả cho gia công phay thuận

Phay nghịch( Conventional milling):

Còn được gọi là phay lên.

Trong khi gia công bàn máy tịnh tiến ngược hướng với chiều quay của dao.

Ưu điểm:

  • Phay lên đòi hỏi lực cao hơn so với phay thuận.
  • Chiều dày phoi bằng 0 ở lối vào của dao phay mặt đầu cắt và lớn nhất ở lối ra của dao phay mặt đầu, nên gia công thô đạt năng suất cao.
  • Được sử dụng rộng rãi với máy cũ do khử được độ rơ của máy.

Nhược điểm:

  • Lực kéo lên có xu hướng nhấc phôi ra trong suốt quá trình phay mặt đầu, nên lực kẹp lớn.
  • Tuổi thọ của dao sẽ giảm sút hơn so với phay thuận, có xu hướng bị trượt dao khi gia công lượng dư nhỏ.
  • Nhiệt sinh ra lớn do phay chi tiết từ mỏng đến dày.

Ứng dụng phay nghịch:

Thích hợp hơn với quá trình gia công thô, xử lý, phá bỏ lớp cứng của bề mặt chi tiết.

Mô-tả-gia-công-phay-nghịch
Hình 11: Hình ảnh mô tả cho gia công phay nghịch.

Cách tính chế độ cắt cơ bản khi gia công mặt đầu:

Khi gia công phay mặt đầu, chúng ta phải tính toán chế độ cắt như thế nào là hợp lý, phù hợp với yêu cầu đề ra.

Các biên dạng gia công ngoại trừ phay mặt đầu:

Các-biến-dạng-gia-công-mặt-đầu-gắn-mảnh-hợp-kim
Hình 12: Các biên dạng gia công mặt đầu gắn mảnh hợp kim

Khi gia công chúng ta cần lưu ý công thức tính toán và thông số sau:

Công thức tính chế độ cắtTrong đó:

đơn vị tính chế độ cắt

Chúng ta sẽ đi vào ví dụ cụ thể:

Đề bài: Gia công mặt phẳng vật liệu thép SS400, độ rộng 150mm, cần lấn xuống 4mm để đạt với yêu cầu đề ra. Chọn mảnh dao phay và dao phay mặt đầu để gia công theo yêu cầu?

Bài giải( Dựa vào bảng khuyến nghị của hãng dao Echain- Thuộc Sumitomo- Japan):

Bảng-chế-độ-cắt-khuyến-nghị
Hình 13: Bảng chế độ cắt khuyến nghị của hãng dao Echain-Sumitomo-Japan.

Như đề bài yêu cầu:

Chọn dao phay mặt đầu đường kính 50mm: EAPMD16-D50B, đài dao phay mặt đầu 90°.

Mảnh dao phay hợp kim: APMT1604PDER-J2-ECM100

Vật liệu gia công SS400, dao phay mặt đầu 50mm=> Ta chọn Vc= 150mm, fz= 0.12mm/t

Thay số vào công thức:

Công-thức-gia-công

Ap= 1.5mm, chạy 4 bát, bát thứ 3 chạy 0.75mm, bát cuối ta để lượng dư 0.25 là được 4mm.

Kết luận: Số liệu tính toán ở đây là số liệu tối thiểu( Min) mà hãng sản xuất đưa ra. Số vòng quay trục chính và bước tiến của dao phay chúng ta có thể tùy chỉnh tăng lên hoặc giảm xuống để đạt được yêu cầu như chúng ta mong muốn.

Dao-phay-mặt-đầu-EAPMD16-D50B
Hình 14: Dao phay mặt đầu EAPMD16-D50B / Hãng Echain-Sumitomo-Japan
Mảnh-dao-hợp-kim-hãng-Echain-Sumitomo
Hình 15: Mảnh dao phay hợp kim hãng Echain-Sumitomo-Japan

Trên đây là một số thông số kỹ thuật có thể hỗ trợ bạn chọn ra loại dao phay mặt hiệu quả và phù hợp với sản phẩm gia công của các bạn, ngoài ra còn nhiều yếu tố ảnh hưởng khác tùy trường hợp chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài viết sau.

Nếu bạn muốn tìm nhà cung ứng sản phẩm chất lượng và uy tín cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật 24/7, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến Ánh Kim chúng tôi. Luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu khách hàng là châm ngôn hàng đầu của chúng tôi.

Xin cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết “Kiến thức chuyên môn“.

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng theo thông tin bên dưới:

Nhân viên kinh doanh: Hỗ Hữu Hậu

Số điện thoại: 0368 040 532

Email: huuhau@cncanhkim.com

Website: www.cncanhkim.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *