Hướng dẫn mài dao tiện tối ưu nhất

Việc mài dao thực sự không phải là khó, nhưng cũng không phải là dễ. Để mài được lưỡi dao cắt sắc bén mà lại đảm bảo được tính gia công cắt bền theo thời gian thì ngoài những kiến thức lý thuyết thì phải cần rất nhiều những trải nghiệm thực tế thì mới có thể mài một con dao tốt được. Vậy nên hôm nay mình chia sẻ kiến thức về mài các loại dao mà từ kiến thức lý thuyết mình đúc rút thành những bài học kinh nghiệm.

Trước tiên và hôm nay mình sẽ trình bày về cách mài dao tiện.

Để mài được dao tiện có tính năng cắt tốt thì điều đầu tiên là chúng ta phải hiểu về

+ Dao tiện là gì?

+ Các yếu tốt lưỡi cắt cấu thành nên dao tiện? Các loại lưỡi cắt, góc cắt….

+ Vật liệu dao tiện là vật liệu gì? Hợp kim, Thép gió,….

+ Vật liệu của phôi gia công là ? Thép loại gì, Inox, nhôm,…..

+ Điều kiện, môi trường làm việc của dao cắt? Có dung dịch trơn nguội hay không…

+ Khả năng công nghệ của máy và số vòng quay trục chính.

Khi mà các yêu tố trên thay đổi theo từng loại, từng vật liệu, từng điều kiện thì công việc mài dao cũng phải thay đổi sao cho tính năng cắt là tốt nhất, tối ưu nhất, cắt được nhiều phôi nhất với chất lượng tốt nhất có thể. Chính vì vậy việc mài dao có tính năng cắt tốt không chỉ đơn thuần là cứ cho dao và đá để mài mà chúng ta cần phải hiểu sâu các yếu tố trong quá trình cắt để đưa ra phương pháp mài hợp lý.

Tất cả các kiến thức về dụng cụ cắt, dao cắt, dao tiện thì các bạn có thể tham khảo, tìm hiều trong bộ môn DỤNG CỤ CẮT, đều ghi rất rõ và rất cụ thể.

Dưới đây mình đưa ra một số hình ảnh các thông số của dao tiện:

Đây là các yếu tố phần cắt của dao tiện ngoài

Hai loại dao tiện trụ trơn ngoài và tiện lỗ với chiều sâu cắt khác nhau

Hình ảnh các yếu tốt của quá trình cắt

Hình ảnh các góc của dao trong tiết diện chính và phụ

Tất cả các thông số và chuyển động trong quá trình cắt của từng loại dao tiện thì các bạn hãy nên xem kỹ trong môn học dụng cụ cắt nhé.

Sau đây là trình tự mài dao tiện mà mình hay áp dụng.

Bước 1: Mài mặt sau chính và kiểm tra góc sau chính khi mài

Bước 2: Mài mặt sau phụ và Kiểm tra góc sau phụ khi mài

Bước 3: Mài mặt trước

Bước 4: Kiểm tra góc trước khi mài

Bước 5: Mài bán kính mũi dao

Và các điểm lưu ý khi mài

  1. Tư thế cầm dao rất quan trọng không rung tay, và mài ổn định
  2. Khi mài thép gió thì thường xuyên là mát tránh dao bị cháy( chú ý làm mát bằng dung dịch trơn nguội nhé)
  3. Mài trên đá, không mài bên hông đá.
  4. Khi mài cho dao di động hết bề ngang của đá
  5. Không nên dùng lực quá lớn để điểu chỉnh quá trình mài và tránh đập tay vào đá
  6. Mài đứng về một bên của đá( đặc biệt không đứng giữa đá)
  7. Do đá mài bị mòn nên sửa đá mài trước khi mà.

Trên đây là quá trình mài dao và những chú ý khi mài dao tiện. Việc mài dao vừa có tính thẩm mỹ và tính gia công cắt thì chúng ta cần phải luyện tập nhiều đối với những bạn chưa mài dao. Và đặc biệt đó là trải nghiệm thực tế khi dao cắt tham gia quá trình cắt, rồi từ đó xem chât lượng bề mặt chi tiết, loại phoi là phoi gì hay âm thanh khi dao tiến hành cắt, rồi từ đó điều chỉnh góc cắt khi mà, điều chỉnh các thông số cắt của dao sao cho hợp lý nhất.

Việc trình bày trên giấy rất là khó nói hết được kinh nghiệm của mình, vậy nên mong các bạn đọc góp ý xây dựng để chúng ta học hỏi kinh nghiệm nhau nhiều hơn.

Phần tiếp theo của bài viết này mình sẽ chia sẻ về cách mài mũi dao Phay, Khoan,.. Theo kinh nghiệm của mình thì mài mũi Phay cũng tương đối phức tạp bở mũi dao phay thuộc loại nhiều lưỡi cắt tham gia quá trình cắt. Và khi mài chuyên nghiệp thì luôn phải đảm bảo tính “ THẨM MỸ” và “TÍNH CẮT ĐƯỢC”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *