Tìm hiểu đồ gá để định vị và kẹp chặt chi tiết

Các đồ gá vạn năng như vân kẹp, khối V, mổ kẹp, v,v… dùng để kẹp chặt nhiều loại chi tiết khác nhau và chủ yếu được dùng trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ.

Vấu kẹp dùng để kẹp trực tiếp các chi tiết lớn, hoặc các chi tiết có hình dạng phức tạp trên bàn máy.

Hình – 1 trình bày một số loại vấu kẹp: vấu kẹp bàn (a); vấu kẹp hình chạc (b); vấu kẹp hình lòng máng (c) và vấu kẹp cong vạn năng (d). Các loại vấu kẹp này có lỗ hình ô van để dịch chuyển vấu kẹp đối với vật gia công khi cẩn thiết

Hình 1

Hình -2 (a) trình bày phương pháp kẹp phôi 5 bằng vấu kẹp bàn 2 có một đầu gối lên phôi 5, còn đầu kia ghi lên miếng đệm 1. Đinh vít 4 bắt vào rãnh hình chữ T và qua lỗ của vấu kẹp. Khi quay mũ ốc 3, vấu kẹp sẽ kẹp – chặt phôi. Các miếng đệm dùng cho vấu kẹp bàn được chế tạo có dạng bậc thang (hình 2, b). Hoặc tại miếng đệm chuyên dùng (hình 2, c). Phôi có chiều cao khác nhau có thể kẹp trực tiếp trên bàn máy bằng các vấu kẹp (hình 2, d và -đ). Trong một số trường hợp dùng vấu kẹp có lò xo điều chỉnh theo chiều dài và có tay quay siết chặt phôi. Nhưng thuận tiện nhất vẫn là dùng vấu kẹp cong vạn năng (hình 2, e). Loại vấu kẹp này có thẻ kẹp các chi tiết có chiều cao khác nhau.

Hình 2

Đế kẹp những phôi có chiều cao khác nhau, có thể dùng vấu kẹp vạn năng như trên, hình 3a. Phôi 1 được kẹp chặt bằng vấu kẹp 3 hình chữ r. có chốt 5. Để kẹp chặt phôi, dùng đinh vít 2 và mũ ốc 4. Vấu kẹp bậc thang (hình 21, b) gồm thân 1 trên thân có bậc 2 với các chiều cao khác nhau. Trên các bậc có miếng đệm 4 phần thân của miếng đệm nằm trong phần xé rãnh cúa vấu kẹp 5 và nhờ lò xo 3 luôn luôn ép sát vào vấu kẹp. Vấu kẹp có thể quay được 180°. Trong thân của vấu kẹp có lỗ ren thông suất để lắp đinh ốc 6 và dùng để kẹp chặt toàn bộ vấu kẹp xuống rãnh chữ T của bàn máy. Vấu kẹp có thể kẹp các phôi có chiều cao khác nhau trong một phạm vi nào đó. Khi phay tinh, cần chú ý là việc siết chặt đinh ốc không được gây biến dạng đối với chi tiết gia công.

Hình 3

Phiến gá có hai mặt vuông góc nhau, loại này dùng để kẹp chặt những chi tiết gia công có các mặt phẳng hợp với nhau một góc 90°. Hình 4 a trình bày một loại phiền gá như vậy. Nó có một hoặc hai cánh 1 (có độ cứng vững tốt) và hai mặt bên vuông góc với nhau (hai mặt bên có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau vẽ diện tích và chiều dày).

Trên hình 4b trình bày loại phiến gá quay. Sau khi tháo mũ ốc, ta có thể quay một mặt của phiến gá xung quanh trục 1 và định vị nó dưới một góc bất kỳ theo thang chia độ 2. Loại này dùng để gia công chi tiết có các mặt nghiêng.

Hình 4c là một loại phiến gá vạn năng có thể quay chi tiết trong hai mặt phẳng nằm ngang (bằng tay quay 1) và thẳng đứng (bằng bàn quay 4 được kẹp chặt nhờ đinh vít 5). Góc quay của bàn 3 (có ba rãnh hình chữ T) được tính theo thang chia  độ 2.

Hình 4

Hình 5 trình bày phương pháp kẹp tấm mỏng 1 vào phiến gá 2. Để đặt đúng vị trí của phiến gá trên bàn máy, người ta làm một gờ 3 vào dưới đáy phiến gá, khi lắp, gờ 3 sẽ nằm lọt trong rãnh ở bàn máy.

Hình 5

Trước khi kẹp chặt chi tiết gia công lên phiến gá, cần phải dùng thước hoặc đông hồ so định vị đúng vị trí của phiến gá trên bàn máy.

Mỏ kẹp (êtô) máy. Theo kết cấu người ta chia mỏ kẹp máy ra các loại: đơn giản, quay và vạn năng. Hình 6 là một loại mỏ kẹp truyền động bằng tay. Đây là một dạng đơn giản của mỏ kẹp truyền động bằng khí nén đã được tiêu chuẩn hóa tới mức độ cao (80%). Để cung cấp nhiên liệu cho các mỏ kẹp máy dẫn động bằng chất lỏng hoặc bằng khí nén, người ta dùng các trạm thủy điện kiểu TMT hoặc bộ tăng áp thủy lực khí nén kiểu TMT.

Hình 6

Trong mỏ kẹp máy, việc sử dụng những miếng kẹp tháo rời chuyên dùng hoặc những miếng đệm sẽ giảm thời gian gá chi tiết rất nhiều. Trên hình 7 trình bày một số kết cấu miếng kẹp thay đổi  để kẹp chi tiết (a—có mặt nghiêng; b — gia công mặt ngoài và mặt đầu; c,d gia công trục). Các loại miếng kẹp này có thể chế tạo cho bất kỳ chi tiết gia công nào

Hình 7

Các loại mỏ kẹp thủy lực hoặc liên họp thủy lực khí nén tạo lực kẹp lớn hơn mỏ kẹp khí nén. Hình 8 là một dạng mỏ kẹp thủy lực quay.  Đặc điểm của nó là cả hai miếng kẹp cùng chuyển động để tự định tâm chi tiết gia công. Chi tiết gia công được kẹp chặt dưới áp lực của dầu 4900kPa (50 kG/cm2) từ hệ thống thủy lực của máy hoặc từ máy bơm gắn ở đáy 9 mỏ kẹp. Do áp lực của dầu, pittông 8 dịch chuyển xuồng phía dưới, còn các cánh đòn 7 quay xung quanh các trục 6 trên đinh vít 3 và 4 làm cho hai miếng kẹp di động những quãng đường bằng nhau. Đe định vị và kẹp chặt chi tiết gia công hoặc để điều chỉnh, ở phía trên và hai mặt bên của các miếng kẹp, người ta làm các rãnh 2 hình chữ T. Mỏ kẹp được chỉnh sơ bộ nhờ các đinh vít. Vì thân mỏ kẹp có thế quay so với đay 9 cho nên với mó kẹp loại này có thể gia công được chi tiết khi cân quay một góc 360° theo thang 5 (độ chính xác tới 1°). Khoảng dịch chuyển của các miếng kẹp di động là 24 mm. Còn khi điểu chinh, các miếng kẹp có thể dịch chuyển ra hai phía từ 0 đền 200 mm. Lực kẹp dưới áp suất của dầu đã cho có thể đạt tới 53955 N.

Hình 8

Gần đây người ta bắt đầu sử dụng đồ gá có bàn từ ôxit bari (hình 9) để gia công vật liệu thép và gang có mặt chuẩn là mặt phẳng. Ưu điếm cúa loại đô gá này là:

  • Trong chi tiết kẹp chặt không có từ dư dụng cụ cắt không bị từ hóa;
  • vật liệu chế tạo đồ gá là loại vật liệu rẻ tiền.
Hình 9

Có thể dùng then để hiệu chính mỏ kẹp. Những then này được chốt trong rãnh giữa của bàn máy. Siết chặt mũ ốc phải từ từ. Nếu siết thật chặt một mũ cô rồi sau đó mới siết các mũ Ốc khác thì mỏ kẹp sẽ bị lệch. Mỏ kẹp cũng có thể được hiệu chinh trực tiếp theo trục gá của máy phay (hình 10). Người ta lắp các má kẹp song song với trục gá. Trong trường hợp này trục gá 2 tiếp xúc trực tiếp với má kẹp cố định 1 (hình 10, a) và được siết chặt bằng đinh ốc. Hình 10 b là trường hợp hai má kẹp vuông góc với trục gá của máy. Giữa hai má kẹp người ta bắt chặt một thanh thép góc 3 có mép áp sát vào trục gá 2. Để trục gá khối biến dạng, cần phải đặt cữ vào giữa trục gá và má kẹp cồ định hoặc giữa trục gá và mép thép góc. Khi đã lắp đặt đúng ta có thể rút cữ bằng một lực nhỏ.

Hình 10

Mong qua bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn đồ gá để định vị và kẹp chặt chi tiết. Hãy theo dõi CNC Ánh Kim thường xuyên để cập nhật những bài viết hữu ích về lĩnh vực cơ khí chính xác nhé.

Địa chỉ: : 1737/7/3/18 Quốc Lộ 1A, KP2, P.Tân Thới Hiệp, Q12,TP.HCM

ĐT: 028 6257 0211

Email: sales@cncanhkim.com

Website: https://cncanhkim.com

>>Xem thêm

Địa chỉ cung cấp dao cụ CNC tốt tại TP. Hồ Chí Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *